Chiều ngày 04/11/2016, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Trung tâm) đã tổ chức Diễn đàn Ngày thứ Sáu với chủ đề “Môi trường an toàn cho trẻ”.
Tham dự Diễn đàn có gần 30 đại biểu là giảng viên khoa công tác xã hội, khoa tâm lý học của một số trường đại học như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Công đoàn, Đại học FPT, Đại học Hòa Bình…, đại diện cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực dựa trên cơ sở giới và nhiều cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội, hỗ trợ trẻ em. Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, nhân viên công tác xã hội của Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình thuộc Trung tâm đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và bài học thu được từ góc nhìn của Nam Úc về môi trường an toàn cho trẻ.
Môi trường an toàn cho trẻ là môi trường mà ở đó trẻ luôn được sống an toàn, lành mạnh; là môi trường được phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; là môi trường mà ở đó trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp.Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, chị Hằng đã chia sẻ với Diễn đàn những quan điểm cốt lõi đối với những người làm công tác xã hội, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em như:
- Tầm quan trọng của việc duy trì trọng tâm vào hỗ trợ trẻ.
- Ảnh hưởng của những giá trị, thái độ và kinh nghiệm của nhân viên công tác xã hội và cộng đồng đến việc trẻ bị lạm dụng và xao nhãng.
- Những hiểu biết cơ bản về các chỉ số, mức độ trẻ bị lạm dụng và xao nhãng.
- Hiểu rõ khái niệm môi trường an toàn cho trẻ; chia sẻ trách nhiệm chăm sóc trẻ em; nhận ra và giúp đỡ những trẻ dễ bị tổn thương.
- Nắm chắc những nguyên tắc khi tiếp cận, làm việc với trẻ.
- Thông tin về các cơ quan, tổ chức, đường dây nóng hỗ trợ trẻ em.
Là người làm công tác xã hội, chị Hằng cho rằng mọi người cần phải hiểu đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc báo cáo về các vấn đề của trẻ. Bảo vệ trẻ em phải có một cách tiếp cận toàn diện và là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Các đại biểu cũng đã trao đổi và thống nhất những điểm mấu chốt trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ, bao gồm:
- Chúng ta không được biện hộ/lạc quan/giảm trừ bất cứ hành vi nào có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Luôn phải đào sâu phân tích để phát hiện chuyện gì đang xảy ra với trẻ nếu chúng ta nghi ngờ có thể có xâm hại trẻ xảy ra.
- Làm việc với trẻ, nên lắng nghe những điều trẻ nói, kiên quyết với nguyên tắc trẻ là trọng tâm để cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ trẻ.
- Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để đảm bảo trẻ được bảo vệ và luôn được sống trong môi trường an toàn.
Có thể nói, diễn đàn đã rất thành công trong chia sẻ những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em; những góc độ và chỉ số lạm dụng, xâm hại và sao nhãng đối với trẻ, để từ đó mỗi chúng ta, gia đình, nhà trường, các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội có những hành động và biện pháp để xây dựng và bảo vệ môi trường an toàn cho trẻ, để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và các mối quan hệ xã hội.
Trung tâm Thông tin và Tham vấn cho phụ nữ
- Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đón tiếp Đoàn Hoa Kỳ đến tìm hiểu và chia sẻ về hoạt động hỗ trợ phụ nữ và trẻ em yếu thế
- Thông báo tuyển sinh các lớp kỹ năng sống năm 2017
- DIỄN ĐÀN NGÀY THỨ SÁU “Nhận diện và ứng phó với xâm hại tình dục Trẻ em”
- DIỄN ĐÀN NGÀY THỨ SÁU “Tiếp cận nguồn vốn để khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”
- Gói bánh chưng – nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Việt Nam
- THƯ MỜI THAM DỰ HỘI CHỢ “CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ LOÀI TÊ GIÁC CHO THẾ HỆ MAI SAU”
- Lớp hướng dẫn làm thạch rau câu 3D của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
- Phòng đọc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Buổi chiếu phim “Hoa Hậu Thế Giới Dũng Cảm” và tọa đàm với chủ đề “Hãy Lên Tiếng” do Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tổ chức
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “ĐÚNG! Chúng ta có thể - ĐẨY LÙI Bạo lực!”