Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ

LSV
Lâm Sơn Vình
7 tháng trước đây
Bình luận
Thể hiện sự đồng cảm của bạn với bài viết
Chia sẻ
Chia sẻ nội dung hữu ích ra cộng dồng
Câu chuyện của bạn
Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Có thêm niềm tin để vươn lên sau biến cố

“Trước đây, mình cũng mơ hồ muốn làm gì đó nhưng không có tiền. Khi nhận tiền, các chị quen mới gợi ý bán quần áo vì không cần quá nhiều vốn. Mình mạnh dạn dùng số tiền đó để mua lô hàng đầu tiên này” - chị Trần Thị Kim Châu (phường 15, quận 8, TPHCM) vừa soạn quần áo vừa tâm sự.

- Nghe câu chuyện trực tiếp tại đây -

Những ngày qua, chị tất bật luôn tay. Không chỉ đi chở hàng, giao hàng (văn phòng phẩm) cho các mối quen lâu năm, hễ về đến nhà, chị lại bày quần áo ra ngắm nghía, chụp mẫu đăng lên facebook quảng cáo. Chị Châu cũng phấn khởi khoe, nhờ sự hỗ trợ của chị Nguyễn Thị Bé Sáu – Chủ tịch Hội LHPN phường 15, quận 8, chị đã tìm  được 2 mặt bằng phù hợp để bán quần áo trực tiếp. Nhà chị nằm sâu trong hẻm, lại nhỏ hẹp, nên lâu nay dù chị muốn bày biện để bán buôn nhưng không thuận tiện.

Năm 2020, chồng chị Châu mất vì COVID-19. Cuộc sống đã khó khăn càng khó khăn hơn bởi sau dịch, đơn hàng của chị giảm hơn 50%. Mỗi tháng, chị chỉ bán khoảng 10 thùng sáp đếm tiền (mỗi thùng 1.000 hộp), lợi nhuận không quá 1 triệu đồng.

Ban ngày bươn chải vừa giao hàng, vừa chạy xe ôm, tối về nhận hàng gia công, chị Châu cũng không thể lo nổi 3 đứa con cùng đi học. Em gái nhỏ nhất chuẩn bị vào cấp hai, còn chị gái lớn đang học năm thứ ba đại học phải bảo lưu kết quả để đi làm vì không đủ tiền đóng học phí. Thương mẹ vất vả, con gái giữa của chị vào đại học nhưng cũng tạm thời bảo lưu kết quả.

Nhắc lại khoảng thời gian qua, chị nói: “Cuộc sống khó khăn nên tối ngày mình chỉ lo đi làm, không quan tâm đến những hoạt động tại địa phương. Thu nhập không bao nhiêu, chi tiêu thiếu hụt đủ đường khiến vợ chồng mình bực bội, gây gỗ nhau suốt. Sau khi chồng mất, mấy chị bên Hội Phụ nữ kéo mình đi ra ngoài, tham gia hoạt động Hội cho khuây khỏa. Mình thấy vui nên tham gia luôn. Cũng từ đó, mình nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ. Nhiều khi mình nghĩ, nếu mình biết đến những hoạt động này và tham gia sớm hơn, mình sẽ có suy nghĩ thoáng hơn, ứng xử khác đi chứ không cãi nhau với chồng suốt như vậy”.

Không chỉ có niềm vui, chị Châu còn được định hướng để thay đổi cách làm ăn, buôn bán, phát triển kinh tế gia đình. Nhận được 5,5 triệu đồng từ UN Women hỗ trợ đúng lúc người quen giới thiệu 1 công ty đang thanh lý, xả kho lô hàng quần áo trẻ em với giá ưu đãi, chị liền vay thêm một ít để đủ vốn lấy lô hàng này.

Tương lai tươi sáng như đang mở ra trong hình dung của người phụ nữ đơn thân khi chị ngồi kiểm lại đơn đặt hàng khách vừa đặt trong ngày. Chị kể, từ ngày lấy hàng về, chị mới đăng bán online, nên đa phần khách là người quen đặt mua ủng hộ. Nhưng nhận được phản hồi tốt, chị thấy có niềm tin. Nhờ những khóa tập huấn kỹ năng bán hàng, chị mày mò chụp ảnh sao cho ấn tượng, kèm chính sách “mua nhiều giảm nhiều” để thu hút nhiều khách hơn. Bên cạnh đó, Hồ Thanh Dung, con gái thứ hai của chị cũng được một tiệm làm tóc ở địa phương nhận dạy nghề miễn phí. Chị mong con gái cố gắng học để sớm ra nghề, đáp lại sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người đã quan tâm, yêu quý mẹ con chị trong suốt mấy năm qua.

“Thật sự, dự án "Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực, bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng COVID-19 lần thứ tư" của UN Women đã giúp tôi rất nhiều. Nhờ có số tiền đó tôi mới dám đầu tư mua thêm quần áo, kiếm thêm đồng ra đồng vô đi chợ hàng ngày và lo cho bé nhỏ học hành. Quan trọng hơn cả, tôi thấy mình có thêm niềm tin để cố gắng, vươn lên sau biến cố chồng qua đời” - chị Châu bày tỏ.

Chị Trần Thị Kim Châu soạn đơn hàng quần áo trẻ em cho khách

Chị Trần Thị Kim Châu (bìa trái) tích cực tham gia hoạt động, phong trào địa phương sau khi đực Hội LHPN phường 15, quận 8 giúp đỡ.

Trung tâm phụ nữ và phát triển
"Vì sự bình yên" là cổng thông tin chia sẻ, tương tác trực tuyến các câu chuyện thực tế của phụ nữ Việt Nam
A

Bài viết khác

Khi thai nhi trở thành một món hàng….
0
458

Khi thai nhi trở thành một món hàng….

Em phát hiện ra mình có bầu khi đứa đầu mới có 1 tuổi, thu nhập không ổn định, kinh tế khó khăn mà bỏ con thì không đành nên em đã lên các nhóm hiếm muộn trên facebook với mong muốn tìm cho con mình một nơi tử tế để gửi gắm, hi vọng con có tương lai tốt hơn.
NNBY
Ngôi nhà Bình yên
Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa
4
636

Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa

Chị Nguyễn Thị Tuyết Phụng là một phụ nữ trung niên sống tại ấp 2 xã Bình Xuân, TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang - một xã vùng sâu chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nhất là vào thời gian gần đây, hạn mặn đã diễn ra làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân trong tháng 4, 5/2024.
YN
Yến Ngân
Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê
2
486

Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê

Cô Nguyễn Thị Phượng sinh năm 1962 sống tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cùng chồng, vợ chồng con trai và 05 đứa cháu nội. Cuộc sống đại gia đình khó khăn, cô Phượng bị bệnh tim mãn tính phải uống thuốc quanh năm, chồng cô bị tai nạn lao động yếu nửa người, thu nhập chính từ con trai và con dâu, nhà phải nuôi thêm 05 đứa cháu nhỏ ở tuổi tiểu học.
YN
Yến Ngân
Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật
0
474

Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật

Chị Ngô Ngọc Rỡ, sinh năm 1963, sinh sống tại ấp Tân Hoà, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng nông thôn. Từ nhỏ, chị đã bị bại liệt cả hai chân do di chứng của một trận sốt cao. Sau này chị may mắn gặp được 1 người chồng có cùng hoàn cảnh với mình. Chồng chị cũng là người bại liệt cả 2 chân, không đi lại được. Anh chị đến với nhau trong tình thương yêu và có ba người con. Cuộc sống của gia đình 5 người ấy chưa bao giờ dễ dàng.
YN
Yến Ngân