Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ

LA
Linh Anh
3 năm trước đây
Bình luận
Thể hiện sự đồng cảm của bạn với bài viết
Chia sẻ
Chia sẻ nội dung hữu ích ra cộng dồng
Câu chuyện của bạn
Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Hành trình tìm về bình yên

“Tuổi thơ ấu của tôi luôn luôn phải chứng kiến cảnh bạo lực của bố, luôn luôn đánh đập mẹ. Trong khi gia đình rất nghèo nhưng bố không chịu khó làm ăn, luôn đuổi đánh mẹ khắp làng xóm. Tôi bị tổn thương và luôn có cảm giác tự ti, xấu hổ trước mặt bạn bè, không được thoải mái trong chính gia đình của mình”

Sinh ra trong một gia đình nghèo, tuổi thơ của tôi luôn phải chứng kiến cảnh bố bạo lực mẹ. Trong khi gia đình rất nghèo nhưng bố không chịu khó làm ăn, luôn đuổi đánh mẹ khắp làng xóm. Tôi bị tổn thương và luôn có cảm giác tự ti, xấu hổ trước mặt bạn bè, không được thoải mái trong chính gia đình của mình.

Khi học xong cấp 2, tôi quyết định nghỉ học và đi làm ăn xa trong Nam nhưng lại không đủ giấy tờ để đi làm. Năm 2009, tôi quay về làm chứng minh nhân dân nhưng lại bị một anh bắt làm vợ, tôi tìm cách chạy trốn nhưng không thể được, bị họ bắt lại và cuối cùng phải chấp nhận ở lại làm vợ. Năm 2010, tôi sinh một bé trai. Khi bé được 2 tháng tuổi, bị bệnh nhưng không rõ là bệnh gì. Tôi muốn đưa bé đi khám nhưng mẹ chồng không cho đi, bắt chữa bằng thuốc lá (thuốc nam), sau đó thì con mất. Lúc đó tôi vô cùng thất vọng, đau đớn tột cùng. Khi có con, tôi lấy con làm niềm vui duy nhất vì chồng cũng hay bạo lực, hay đánh đập, rượu chè và gia đình chồng cũng không yêu thương. Do đó, khi mất con, tôi cũng không muốn sống nữa.

Thời điểm đó, thông tin, hiểu biết hạn chế, việc đi ra ngoài cũng bị kìm kẹp, kiểm soát nên tôi tiếp tục chịu đựng. Đến năm 2014, tôi tiếp tục có thêm một bé gái. Tôi nghĩ rằng, khi có con thì chồng sẽ thay đổi. Tôi có hy vọng và tìm lại niềm vui cho mình, tôi chơi đùa, chăm sóc con để vực dậy tinh thần, nhưng chồng tôi vẫn không thay đổi.

Đến năm 2016, tôi tìm đến công ty môi giới, quyết định đi xuất khẩu lao động để thay đổi cuộc sống của mình. Thời điểm đó, công ty môi giới không cung cấp đầy đủ thông tin, không được đào tạo cơ bản nên tôi lại bị rơi vào guồng quay bị bạo lực tiếp theo. Tháng 8/2016, tôi bay sang Ả rập để làm giúp việc cho 1 gia đình. Ở bên đó, bà chủ, gia đình chủ cũng bạo lực, đánh đập tôi, thường xuyên chửi bới, xúc phạm tinh thần và không trả lương đầy đủ. Bà hay kiếm cớ và trừ lương của tôi, ví dụ như khi bà nổi giận, bà quăng hết đồ đạc và trừ luôn tiền đồ vỡ vào tiền lương của tôi. Tôi làm việc liên tục từ 5h30 sáng đến 12 rưỡi đêm, không nghỉ ngơi. Khi sang bên đó họ thu hết điện thoại, giấy tờ của tôi. Nhà chủ rộng, dân cư thưa thớt nên tôi không biết làm cách nào liên lạc về Việt Nam hay ra bên ngoài được.

Đến khi liên lạc được về gia đình, tôi có chia sẻ với gia đình chồng là tôi không được trả lương đầy đủ và rất muốn quay về những gia đình chồng nói là không có tiền thì đừng quay về, điều đó làm tôi rất thất vọng. Thậm chí khi tôi nói bị bà chủ bạo lực thì gia đình chồng lại không tin tưởng và thông cảm. Lúc đó thật sự tôi không biết nương tựa vào chỗ nào, cảm thấy thất vọng và chờ chết.

Mỗi lúc như vậy, tôi nghĩ đến con mình, nghĩ đến những điều đầu tiên mà mình quyết định đi là để thay đổi cuộc sống và tìm kiếm lại con đường sống của mình. Có lần, đã nói dối bà chủ là tôi đã gọi điện được về Việt Nam và đã báo việc bà ta bạo lực với Đại sứ quán Việt Nam và Trung tâm môi giới xuất khẩu lao động Việt Nam, nếu bà không cho tôi về thì bà sẽ phải chịu trách nhiệm. Chắc vì thế nên bà ta sợ nên đã mua vé máy bay cho tôi về bằng tiền của tôi.

Chuyến bay từ Ả Rập về Việt Nam có lẽ là chuyến bay dài nhất cuộc đời tôi. Tôi mong chờ được về quê hương từng giây từng phút. Tôi phải bay qua 2 chặng từ Ả Rập về Kuala Lumpur và từ Kuala Lumpur về Việt Nam. Tôi không biết tiếng anh nhiều nên rất lo lắng. Lúc đáp máy bay xuống Nội Bài, khi nhìn thấy chữ Việt Nam tôi đã thực sự vỡ òa, sung sướng. Lúc đó, tôi nhận ra, tôi đã thực sự được sống quay về nước của mình rồi.

Khi về đến Việt Nam, tôi không biết mình sẽ đi đâu nữa vì tiền không còn nhiều và dưới sự bạo lực, áp lực của gia đình chồng thì tôi cũng không thể, không dám về nhà. Khi còn ở quê, tôi đã tìm mọi cách để được giúp đỡ nhưng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào, mọi người nghĩ rằng môi trường nó như thế rồi, người đàn ông ở đó họ có quyền và người phụ nữ phải chịu đựng, nếu người phụ nữ nào có phản kháng lại và li hôn họ sẽ nghĩ đó là người con dâu hư hỏng.

Tôi đã tìm đến Ngôi nhà Bình yên để được hỗ trợ. Tôi không nghĩ lại có một nơi tốt đến như thế và đã dang tay sẵn sàng giúp đỡ khi tôi cảm thấy bơ vơ, lạc lõng nhất!.

Trung tâm phụ nữ và phát triển
"Vì sự bình yên" là cổng thông tin chia sẻ, tương tác trực tuyến các câu chuyện thực tế của phụ nữ Việt Nam
A

Bài viết khác

Khi thai nhi trở thành một món hàng….
0
413

Khi thai nhi trở thành một món hàng….

Em phát hiện ra mình có bầu khi đứa đầu mới có 1 tuổi, thu nhập không ổn định, kinh tế khó khăn mà bỏ con thì không đành nên em đã lên các nhóm hiếm muộn trên facebook với mong muốn tìm cho con mình một nơi tử tế để gửi gắm, hi vọng con có tương lai tốt hơn.
NNBY
Ngôi nhà Bình yên
Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa
4
573

Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa

Chị Nguyễn Thị Tuyết Phụng là một phụ nữ trung niên sống tại ấp 2 xã Bình Xuân, TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang - một xã vùng sâu chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nhất là vào thời gian gần đây, hạn mặn đã diễn ra làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân trong tháng 4, 5/2024.
YN
Yến Ngân
Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê
2
431

Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê

Cô Nguyễn Thị Phượng sinh năm 1962 sống tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cùng chồng, vợ chồng con trai và 05 đứa cháu nội. Cuộc sống đại gia đình khó khăn, cô Phượng bị bệnh tim mãn tính phải uống thuốc quanh năm, chồng cô bị tai nạn lao động yếu nửa người, thu nhập chính từ con trai và con dâu, nhà phải nuôi thêm 05 đứa cháu nhỏ ở tuổi tiểu học.
YN
Yến Ngân
Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật
0
419

Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật

Chị Ngô Ngọc Rỡ, sinh năm 1963, sinh sống tại ấp Tân Hoà, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng nông thôn. Từ nhỏ, chị đã bị bại liệt cả hai chân do di chứng của một trận sốt cao. Sau này chị may mắn gặp được 1 người chồng có cùng hoàn cảnh với mình. Chồng chị cũng là người bại liệt cả 2 chân, không đi lại được. Anh chị đến với nhau trong tình thương yêu và có ba người con. Cuộc sống của gia đình 5 người ấy chưa bao giờ dễ dàng.
YN
Yến Ngân