Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ

LA
Linh Anh
1 năm trước đây
Bình luận
Thể hiện sự đồng cảm của bạn với bài viết
Chia sẻ
Chia sẻ nội dung hữu ích ra cộng dồng
Câu chuyện của bạn
Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Tiếng lòng con trẻ…

“…Bây giờ con thấy mẹ con mọi thứ đều tốt hơn chút rồi. Mẹ con hay cười hơn, mẹ hình như không còn sợ ba như trước nữa, con nghĩ là mẹ con sẽ ổn thôi. Với cả mẹ con cũng nói là nếu về nhà mà không an toàn thì mẹ sẽ cùng con quay lại Ngôi nhà Bình yên nên con cũng yên tâm hơn. Con cảm ơn Ngôi nhà Bình yên nhiều lắm ạ!”

Hè lớp 4 lên lớp 5, K vào Ngôi nhà Bình yên cùng mẹ và em gái.

Trong ấn tượng của chúng tôi (nhân viên Ngôi nhà Bình Yên), K là cậu bé hoạt bát, lanh lợi, hay cười, tự lập và rất tình cảm.  Bố K là Công an còn mẹ là giáo viên THCS. Ngay từ khi mẹ còn mang thai K, bố K đã mấy lần bạo lực mẹ. Càng ngày mức độ và số lần mẹ K bị bạo lực càng tăng và nghiêm trọng thêm. Vì thế mà từ bé K đã không có thiện cảm với bố.

Mẹ K luôn dạy con “dù thế nào thì đó vẫn là ba của con” nên K không dám có thái độ. Cậu chỉ cố gắng hạn chế tiếp xúc với bố, “vì mỗi khi gần bố, con không thể biết được lúc nào bố sẽ lại tự nhiên cáu lên rồi quát nạt con”, và “mỗi khi nhìn thấy bố, con lại nhớ đến cảnh bố mắng chửi, đánh đập mẹ”. 

Với K, những lúc phải ở nhà một mình với bố là lúc thời gian như ngừng trôi, “mỗi phút dài như một ngày”. Có lần, mẹ đi làm nên K phải ở nhà với bố, K chỉ mong mẹ mau mau về, khi mẹ về con đã mừng rỡ chạy đến nói nhỏ với mẹ “con đang ngồi chờ trong tuyệt vọng thì mẹ về!”.

....

Khi vào Ngôi nhà Bình yên, kết quả tham vấn và đánh giá tâm lý ban đầu cho thấy con có nhiều biểu hiện lo âu, căng thẳng - một dấu hiệu tổn thương tâm lý thường gặp ở trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình. K đã từng tâm sự với chúng tôi trong rụt rè rằng “Có lần, ba đánh rồi bóp cổ mẹ, con đã định lấy dao đâm ba. Nhưng may con tỉnh lại và nghĩ rằng không được làm vậy, sẽ bị đi tù và mẹ sẽ buồn lắm nên con đã không làm”.

K chỉ ước mơ rất nhỏ nhoi: “Con ước mong sao cho con, mẹ và em - 3 người sẽ cùng nhau sống thật bình yên, hạnh phúc. Em còn nhỏ, không biết gì, vẫn thương bố nên bố có thể gặp em. Nhưng con thì con chỉ mong sao sẽ không bao giờ phải gặp lại bố nữa”.

…….

Ngày K biết mẹ đã sẵn sàng để trở về địa phương, giải quyết bạo lực và bắt đầu cuộc sống mới, con buồn và hụt hẫng rất nhiều. Con đã quen ở Ngôi nhà Bình yên – nơi con có các bạn, con các ông, bà và các cô chăm lo cho con, nơi con thấy an toàn cùng những người mà con quý mến. Sau khi được mẹ và các cô, bác tại Nhà Bình yên động viên, thông tin cho con về kế hoạch hồi gia an toàn và sự tiếp tục đồng hành của Ngôi nhà Bình yên, K mới yên tâm hơn và dần chuẩn bị tâm thế trở về cùng mẹ.

Hơn 2 tháng kể từ ngày mẹ con K rời Ngôi nhà Bình yên, K đã trở lại trường học, con làm quen được thêm những người bạn mới và vẫn thỉnh thoảng liên lạc với bạn cùng ở Ngôi nhà Bình yên. Bố K đã dọn về ở hẳn bên nhà nội, thỉnh thoảng đến thăm và cũng chẳng còn gắt gỏng nữa. Có lẽ, sau bao sóng gió, ba mẹ con K đã bắt đầu có được “Ngôi nhà Bình yên” của riêng mình!

     - NTT 1099 (NNBY Hà Nội) -

Trung tâm phụ nữ và phát triển
"Vì sự bình yên" là cổng thông tin chia sẻ, tương tác trực tuyến các câu chuyện thực tế của phụ nữ Việt Nam
A

Bài viết khác

Khi thai nhi trở thành một món hàng….
0
53

Khi thai nhi trở thành một món hàng….

Em phát hiện ra mình có bầu khi đứa đầu mới có 1 tuổi, thu nhập không ổn định, kinh tế khó khăn mà bỏ con thì không đành nên em đã lên các nhóm hiếm muộn trên facebook với mong muốn tìm cho con mình một nơi tử tế để gửi gắm, hi vọng con có tương lai tốt hơn.
NNBY
Ngôi nhà Bình yên
Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa
4
241

Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa

Chị Nguyễn Thị Tuyết Phụng là một phụ nữ trung niên sống tại ấp 2 xã Bình Xuân, TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang - một xã vùng sâu chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nhất là vào thời gian gần đây, hạn mặn đã diễn ra làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân trong tháng 4, 5/2024.
YN
Yến Ngân
Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê
2
139

Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê

Cô Nguyễn Thị Phượng sinh năm 1962 sống tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cùng chồng, vợ chồng con trai và 05 đứa cháu nội. Cuộc sống đại gia đình khó khăn, cô Phượng bị bệnh tim mãn tính phải uống thuốc quanh năm, chồng cô bị tai nạn lao động yếu nửa người, thu nhập chính từ con trai và con dâu, nhà phải nuôi thêm 05 đứa cháu nhỏ ở tuổi tiểu học.
YN
Yến Ngân
Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật
0
134

Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật

Chị Ngô Ngọc Rỡ, sinh năm 1963, sinh sống tại ấp Tân Hoà, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng nông thôn. Từ nhỏ, chị đã bị bại liệt cả hai chân do di chứng của một trận sốt cao. Sau này chị may mắn gặp được 1 người chồng có cùng hoàn cảnh với mình. Chồng chị cũng là người bại liệt cả 2 chân, không đi lại được. Anh chị đến với nhau trong tình thương yêu và có ba người con. Cuộc sống của gia đình 5 người ấy chưa bao giờ dễ dàng.
YN
Yến Ngân