Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ

YN
Yến Ngân
7 tháng trước đây
Bình luận
Thể hiện sự đồng cảm của bạn với bài viết
Chia sẻ
Chia sẻ nội dung hữu ích ra cộng dồng
Câu chuyện của bạn
Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Tương lai của con bắt đầu từ những tấm vé số mẹ bán

Chị Lê Thị Thanh, sinh năm 1985 tại ấp Hiệp Trị, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Chị có thân hình mảnh khảnh do thể chất yếu, nhưng chị lại là tấm gương vượt khó để nuôi con trai 1 mình.

- Nghe câu chuyện trực tiếp tại đây -

Trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chị kiếm sống bằng cách bán vé số tại địa phương. Công việc bán vé số vất vả, phải đi đến những nơi đông người để chào mời bất kể nắng mưa. Nhà xa, chị sức khỏe yếu nhưng không có tiền nên chỉ có thể đạp xe đạp đi bán. Những ngày dịch lan rộng, chị không được ra khỏi nhà, công việc dừng lại khiến mẹ con chị lao đao đủ đường. Cậu con trai đang tuổi học, học rất khá nhưng thấy mẹ vất vả, có lúc em đã xin mẹ cho nghỉ học để phụ giúp mẹ, nhưng thương con, chị nhất định không đồng ý.

Hết dịch, chị tiếp tục đi bán vé số. Chị Thanh vẫn mong muốn có được chiếc xe đạp điện để đi bán được xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn. May mắn thay, các chị ở Hội phụ nữ xã như hiểu thấu mong muốn của chị Thanh, trên Hội đã giới thiệu và xét duyệt để chị được là 1 người thụ hưởng của dự án “Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 lần thứ tư tại Tiền Giang” do UN Women tài trợ. Nhờ vào 5,5 triệu đồng của dự án, cùng với số tiền đang có chị đã mua được một chiếc xe đạp điện cũ. Chị cũng mạnh dạn lấy nhiều vé số hơn để bán, mong thu nhập mỗi ngày cao hơn.

Giờ đây, chị Thanh lại càng chăm chỉ hơn, có ngày nắng gắt, có ngày mưa rào nhưng chị chẳng hề nghỉ công việc của mình. Chị cần mẫn rao “vé số chiều xổ đây” để thu hút khách hàng. Chị tiết kiệm từng đồng từ việc bán vé số để lo cho con ăn học. Mỗi bữa ăn, chị đều về nhà để ăn cơm cùng con trai. Chị bảo trước đi xe đạp, nhiều khi ở xa nhà quá, lại phải ăn cơm ngoài đường tốn kém biết bao. Giờ có xe điện, chị chủ động về nhà ăn cơm, vừa có thêm thời gian với con, vừa tiết kiệm tiền.

Hình ảnh người phụ nữ gầy gò, cần mẫn đi bán vé số làm chúng tôi thấy bùi ngùi. Hơn ai hết, chị Thanh hiểu giá trị của đồng tiền, hai từ “bỏ cuộc” chưa bao giờ chị nghĩ tới dù khó khăn đến đâu. Bởi chị biết rằng mỗi đồng tiền là một phần tương lai của con trai mình.

Ngoài việc bán vé số, chị còn phụ cha mẹ chăn nuôi dê tại nhà. Chị Thanh là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên định và yêu thương gia đình. Chị đã chứng minh rằng với sự nỗ lực và lòng kiên nhẫn, người phụ nữ có thể vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ và chăm sóc cho con cái.

Trung tâm phụ nữ và phát triển
"Vì sự bình yên" là cổng thông tin chia sẻ, tương tác trực tuyến các câu chuyện thực tế của phụ nữ Việt Nam
A

Bài viết khác

Khi thai nhi trở thành một món hàng….
0
448

Khi thai nhi trở thành một món hàng….

Em phát hiện ra mình có bầu khi đứa đầu mới có 1 tuổi, thu nhập không ổn định, kinh tế khó khăn mà bỏ con thì không đành nên em đã lên các nhóm hiếm muộn trên facebook với mong muốn tìm cho con mình một nơi tử tế để gửi gắm, hi vọng con có tương lai tốt hơn.
NNBY
Ngôi nhà Bình yên
Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa
4
621

Nghị lực của người phụ nữ làm nghề bó chổi que dừa

Chị Nguyễn Thị Tuyết Phụng là một phụ nữ trung niên sống tại ấp 2 xã Bình Xuân, TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang - một xã vùng sâu chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nhất là vào thời gian gần đây, hạn mặn đã diễn ra làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân trong tháng 4, 5/2024.
YN
Yến Ngân
Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê
2
469

Vợ chồng đồng lòng vượt khó nhờ nuôi dê

Cô Nguyễn Thị Phượng sinh năm 1962 sống tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cùng chồng, vợ chồng con trai và 05 đứa cháu nội. Cuộc sống đại gia đình khó khăn, cô Phượng bị bệnh tim mãn tính phải uống thuốc quanh năm, chồng cô bị tai nạn lao động yếu nửa người, thu nhập chính từ con trai và con dâu, nhà phải nuôi thêm 05 đứa cháu nhỏ ở tuổi tiểu học.
YN
Yến Ngân
Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật
0
460

Chiếc máy may công nghiệp mang lại hi vọng cho người phụ nữ khuyết tật

Chị Ngô Ngọc Rỡ, sinh năm 1963, sinh sống tại ấp Tân Hoà, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng nông thôn. Từ nhỏ, chị đã bị bại liệt cả hai chân do di chứng của một trận sốt cao. Sau này chị may mắn gặp được 1 người chồng có cùng hoàn cảnh với mình. Chồng chị cũng là người bại liệt cả 2 chân, không đi lại được. Anh chị đến với nhau trong tình thương yêu và có ba người con. Cuộc sống của gia đình 5 người ấy chưa bao giờ dễ dàng.
YN
Yến Ngân