Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ

Gây quỹ vì sự bình yên

Gây quỹ vì sự bình yên

Vòng tròn bạo lực

15.03.2021
Chi*, 17 tuổi, đến tạm lánh tại NBY ngay dịp 8/3, là con gái thứ 2 trong một gia đình tri thức, là nạn nhân của bạo lực tinh thần. Chị cho biết gia đình chị có 03 thế hệ sống cùng nhau, ông ngoại, ba mẹ, chị và anh hai. Cuộc sống của C xoay quanh nhưng câu chuyện bạo lực tinh thần dai dẳng mà C đang cố vùng vẫy để thoát ra.

Theo chị C, ngày xưa, cuộc sống gia đình khó khăn, cha làm ăn thất bại, thêm bản tính gia trưởng cha thường hay mắng nhiếc, đánh mẹ, thâm chí nhiều lần đánh anh hai chị lúc anh còn bé. Lớn lên trong môi trường bạo lực, từ khi chị còn bé anh hai đã bạo lực với chị, ngày trước thì hay đánh chị, khi lớn lên thì bắt chị làm mọi việc trong gia đình, anh hai không nấu ăn nhưng thường chê bai thức ăn chị nấu, thậm chí một vài lần xen vào vấn đề tình cảm cá nhân của chị (chị có mối quan hệ tình cảm với bạn khác giới nhưng chưa sẵn sàng giới thiệu cùng gia đình, anh hai biết, kể với cha mẹ để chị bị la mắng).

Thời gian gần đây cha C phần nào thấy được hậu quả của hành vi bạo lực do mình gây ra, ông tổ chức họp phân công lao động, xây dựng nội qui trong gia đình nhưng anh hai chị không bao giờ làm, ông cũng không có ý kiến mà làm luôn công việc thuộc về đứa con trai. Vì ông cho rằng vấn đề của đứa con trai đầu là do lỗi của ông. Do anh hai đang bị bệnh về tâm lý ở mức độ 2, thể chất yếu nên ông đề nghị C hiểu và thông cảm cho các hành vi của anh hai.

Mẹ chị là nạn nhân của bạo lực gia đình trong một thời gian dài (chủ yếu về bạo lực tinh thần) nên dù hiểu được những phản ứng của con gái nhưng bà cũng muốn chị cam chịu như bà. C rất căng thẳng và áp lực về tâm lý khi hàng ngày phải đối diện với anh hai, với sự nhẫn nhịn của cha và mẹ trước hành vi của anh hai nên đã quyết định tạm lánh tại NNBY để ổn định tâm lý và tìm hướng giải quyết.

Trong thời gian tạm lánh, C đã được hỗ trợ nơi ăn ở an toàn, được tham vấn ổn định tâm lý, cung cấp những kiến thức liên quan đến bạo lực gia đình, đặc biệt là các hành vi liên quan, các kỹ năng ứng phó với người gây bạo lực (NGBL). Tâm trạng C tốt hơn, C cũng đã xây dựng phương án cho bản thân nếu về chung sống với gia đình.

Để giải quyết triệt để vấn đề, phòng tham vấn cũng đã tiến hành tham vấn 05 lượt cho cha và mẹ của C để giúp gia đình thấy rõ được những hành vi của bạo lực trong gia đình mình và đưa ra phương án giải quyết. Tuy nhiên vấn đề bạo lực ở người con trai thứ hai với họ vẫn còn nan giải, họ mong muốn Phòng tham vấn Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long có thể hỗ trợ họ kết nối vói chuyên gia tâm lý để hỗ trợ cho đứa con trai đầu – cũng là nguyên nhân gốc rễ của hành vi bạo lực tinh thần đối với C.

Đây được xem là trường hợp đầu tiên bị bạo lực về tinh thần tìm đến NNBY Cần Thơ khi NGBL và nạn nhân có mối quan hệ là anh em ruột. Một vòng tròn bạo lực tiếp diễn trong gia đình hiện đại (Cha là người gây bạo lực đối với mẹ và hai con, khi con trai lớn lên lại trở thành NGBL cho cả cha, mẹ và em gái).

* Tên của Nhân vật đã được thay đổi

Câu chuyện khác

Hai lần đến với Ngôi nhà Bình yên
21.11.2023

Hai lần đến với Ngôi nhà Bình yên

Bến bờ nào cho em?
09.10.2023

Bến bờ nào cho em?

Bước qua nỗi đau bạo hành
24.07.2023

Bước qua nỗi đau bạo hành